This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

10 từ tiếng Anh không nên dùng ở môi trường công sở

Mỗi văn phòng và ngành nghề đều có một phương thức, quy cách và chuẩn mực giao tiếp khác nhau. Ngoài những thuật ngữ chuyên ngành, khi làm việc trong môi trường nói tiếng Anh, bạn sẽ phải học cách giao tiếp đúng mức với đồng nghiệp.

Tạo môi trường thân thiện nơi công sở là điều tốt, tuy nhiên, đừng tùy tiện sử dụng ngôn từ không thích hợp vì bạn sẽ dễ bị đánh giá là không chuyên nghiệp, hoặc thậm chí là mất lịch sự và thô lỗ. Dưới đây là 10 từ tiếng Anh không thích hợp để sử dụng nơi công sở bạn nên lưu ý.

1. “Let me know”






Đây là cụm từ thường xuất hiện ở cuối mỗi email, nhưng bạn nên thay thế nó bằng một cách nói khác. Nếu bạn muốn nhanh chóng đạt được kết quả, hãy chủ động hơn.

Ví dụ:

a. “Let me know when you’re free to meet.”

Thay bằng: “I’m available to meet on Wednesday at 1:00 p.m. or 3:00 p.m. Which time works for you?”

b. “Let me know how I can help.”

Thay bằng: “I’ll call Kevin to get an estimate for you.”

2. “Maybe it’s stupid, but…”

Khi đề xuất môt ý kiến nào đó, đương nhiên bạn sẽ sợ bị chỉ trích, nhưng sử dụng những từ ngữ tiêu cực về chính suy nghĩ của mình chỉ khiến người nghe đánh giá thấp bạn hơn mà thôi. Bạn nên thay bằng những ngôn từ tích cực và thể hiện sự tự tin hơn.

Ví dụ:

“I have an idea for our next project. It’s different from what we usually do, and I think this could give us some new results.”

3. “I think” / “I feel”




Đã đến lúc bạn phải bỏ đi sự rụt rè và thiếu tự tin của mình rồi! Những cụm từ “I think”, “I feel”… nghe có vẻ “an toàn” nhưng lại khiến bạn trở nên thiếu chính kiến trong mắt mọi người. Lạm dụng những cụm từ này thể hiện bạn thiếu tự tin vào chính các ý tưởng của mình. Bạn nên thay bằng những câu nói trực tiếp và quyết đoán hơn.

Ví dụ:

“I can get my completed article to you by 5:00 p.m.”

4. “You look tired”

Bạn nghĩ rằng câu nói này thể hiện sự quan tâm, tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với câu “you look terrible” và khiến người nghe cảm thấy như bạn đnag chê bai họ.

Thay vào đó, bạn có thể dùng những cách nói khác thể hiện sự quan tâm tinh tế hơn.

Ví dụ:

“Hey, how are you doing today?”

“I’m grabbing coffee at Starbucks, would you like anything?”

“You’ve been putting in a lot of time on this project. Is there anything I can help you with?”

5. “Over the wall”

Trong môi trường công sở, cụm từ “over the wall” là cách nói khác của việc “gửi thông tin cho khách hàng”. Tuy nhiên, vì thuật ngữ này không phổ biến nên dễ khiến cho người khác cảm thấy bối rối hoặc hiểu lầm. Bạn nên nói rõ ràng thay vì sử dụng cụm từ lóng này.


6. “Open the kimono”

Cụm từ lóng này có nghĩa là “tiết lộ thông tin”. Vì vậy, để tránh gây hiểu lầm hoặc bối rối vì nghĩa đen của nó, bạn nên tránh dùng cách nói “open the kimono”.

7. “Just”

Một số người có thói quen sử dụng “just” khi nói để câu nói được mềm mỏng hơn, tuy vậy, nó có thể khiến người khác cảm thấy vấn đề của bạn không quan trọng.

Ngừng sử dụng từ “just” khi nói cũng khiến lời nói của bạn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Trong môi trường làm việc, bạn cần thể hiện sự quyết đoán về những thứ mình muốn đạt được bằng một vài cách nói khác.

Ví dụ:

“Sorry to bother you, I just want to check in on your progress on the report due tomorrow.”

Thay bằng: “How’s progress on the report coming along? I look forward to reviewing it tomorrow.”

8. “It’s not fair”




Tất cả mọi người đều không thích bị đối xử bất công, tuy nhiên, bạn phải chọn một cách phản ứng không ngoan và thông minh, nhất là trong môi trường làm việc.

Thay vì trách móc, bạn hãy thực hiện những hành động thực tế hơn. Bạn có thể làm gì để chỉ ra vấn đề này? Hãy đưa ra những luận điểm thực tế thay vì thể hiện sự giận dữ của mình.

Ví dụ:

“It’s not fair that Kevin gets to go to the conference instead of me.”

“I’ve put in over 20 hours creating this presentation and am the most comfortable talking about the material. It makes sense for me to be the lead presenter at the conference.”

9. “Let’s talk that”

“Talk” thực chất không phải là ngoại động từ (transitive verb) vì nó không cần kéo theo một tân ngữ. Bạn có thể sử dụng cách nói “talk about something”, cách nói “let’s talk that” không chuẩn về mặt ngữ pháp.

Bạn có thể thay thế cụm từ này bằng “we can talk it out”, “let’s talk things through”…

10. “That was a fail”




Nếu bạn là người gặp rắc rối, đừng bắt đầu bằng những cụm từ “I can’t”, “it’s hard” hoặc “I failed”. Bạn nên tìm đến cấp trên hoặc đồng nghiệp, trình bày khó khăn và hỏi họ bạn nên làm gì tiếp theo.

Trong trường hợp người gặp rắc rối là đồng nghiệp, nếu văn hóa công ty bạn cởi mở và khuyến khích mọi người đề cập đến những lỗi sai để học hỏi và cải thiện – Thật tuyệt vời! Nhưng bất kể công ty có khuyến khích hay không, khi nhắc đến lỗi sai của ai đó, hãy thật thận trọng và nhẹ nhàng. Bạn nên nhớ rằng, việc chỉ ra lỗi sai chỉ nhằm mục đích xây dựng, không phải để chỉ trích cá nhân hoặc đổ lỗi cho nhau.

Nguồn tham khảo: grammarly.com

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

5 tuyệt chiêu giúp bạn ghi điểm bài thi viết tiếng Anh

Phần thi viết trong các bài thi tiếng Anh luôn được “mệnh danh” là cánh cửa khó qua nhất. Chính vì nguyên nhân này mà áp lực khi thi viết của các thí sinh luôn lớn hơn các kĩ năng khác.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể giảm bớt áp lực và chinh phục phần thi viết tiếng Anh nếu áp dụng theo 5 tuyệt chiêu dưới đây.



1. Luyện tập, luyện tập và không ngừng luyện tập


Thành ngữ tiếng Anh cũng có câu “Practice makes perfect”. Những bài thi thử và bài tập bạn làm hằng ngày sẽ tập cho bạn tính phản xạ trong suy nghĩ.

Đầu tiên, bạn nên hoàn thành tất cả các bài tập mà giáo viên hướng dẫn giao cho. Sau đó, lắng nghe các góp ý và bài sửa để không mắc phải lỗi tương tự lần thứ 2. Bạn nên bắt đầu với dạng bài mình viết tốt nhất, tiếp theo sẽ hoàn thành những bài khó hơn.

Bạn cũng đừng quên luyện kĩ năng viết ở ngoài giờ học. Một số cách hữu ích là viết nhật kí, viết cảm nhận về một bộ phim, bài nhạc hoặc quyển sách yêu thích, sau đó bạn có thể nhờ giáo viên xem qua và sửa lỗi giúp bạn.


2. Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh




Việc đọc sẽ giúp bạn cải thiện kĩ năng tiếng Anh ở mọi khía cạnh. Càng đọc nhiều, bạn sẽ càng viết tốt hơn. Không chỉ nâng cao sự hiểu biết, mà bạn còn có thể mở rộng vốn từ, cải thiện khả năng chính tả và ngữ pháp.

Bí quyết này không chỉ hiệu quả mà quá trình thực hiện cũng rất thú vị. Hãy chọn đọc những quyển sách bạn yêu thích được viết bằng tiếng Anh hoặc một số tạp chí Anh ngữ. Bạn còn có thể chỉnh trang Facebook của mình lại thành tiếng Anh để tập cho mình thói quen tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày. Nói chung, bạn cần luyện kĩ năng đọc tiếng Anh của mình càng thường xuyên càng tốt.


3. Đọc kỹ câu hỏi


Không khí căng thẳng trong phòng thi rất dễ khiến thí sinh mắc sai lầm. Vì thế, khi bắt đầu làm bài, bạn nên hít thở sâu và đọc thật kĩ đề trước khi đặt bút viết.
Kế tiếp, bạn cần xác định đề bài yêu cầu mình làm gì. Đây cũng là một bước quan trọng để lập kế hoạch hoàn thành bài thi trong đầu một cách hoàn chỉnh nhất.


4. Chú ý đến số chữ yêu cầu của bài thi





Tuy việc này tưởng chừng dễ thực hiện nhưng có khá nhiều người thất bại ở bước này. Bạn nên chú ý đến số lượng chữ trong bài mình viết kẻo lại mất điểm vì viết không đủ như đề bài yêu cầu.

5. Xem lại bài viết


Khi đã hoàn thành bài viết, mọi người thường thở phào và bỏ qua phần đọc lại bài viết. Tuy nhiên, đây lại là bước thiết yếu để bạn kiểm tra lại những lỗi nhỏ nhặc có thể khiến bạn mất điểm “oan” như: lỗi chính tả, thiếu dấu câu, chia sai thì, thiếu giới từ...


Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Học sinh thế hệ Z, Alpha sẽ học tiếng Anh như thế nào?

Theo TS Trần Hương Quỳnh, người lớn hãy giúp trẻ học tiếng Anh thông qua việc khám phá thế giới. Cách học gò ép không giúp trẻ đi xa trên chặng đường học tập.

Tại hội thảo mới đây về dạy và học tiếng Anh tiêu học, TS Trần Hương Quỳnh, giảng viên, Trưởng bộ môn Ngôn ngữ học Anh, ĐH Sư Phạm Hà Nội, nêu quan điểm dạy và học tiếng Anh phải theo sở thích của trẻ.

Việc dạy và học ngoại ngữ này sẽ có nhiều thay đổi đối với thế hệ Z (Gen Z - những bạn sinh ra từ giữa thập niên 90 đến đầu những năm 2000) và Alpha (sinh sau năm 2010).
Trẻ phải được "tắm" trong môi trường sinh ngữ

Theo TS Hương Quỳnh, hiện tại, những đứa trẻ 7-10 tuổi đã sinh ra trong thời đại công nghệ, có cách tiếp cận ngôn ngữ đầy đủ hơn so với trước. Do vậy, giáo viên phải chủ động về phương pháp dạy học để làm sao tạo ra môi trường thân thiện, an toàn với trẻ.

Ngoài ra, người lớn phải khuyến khích để trẻ thấy được việc học tiếng Anh mang lại những lợi ích nhất định nhằm khám phá thế giới, đáp ứng nhu cầu của bản thân.
TS Trần Hương Quỳnh, ĐH Sư Phạm Hà Nội. Ảnh: Q.Q.

Học tiếng Anh không nên gò ép và theo cách đọc chép. Cách học qua trải nghiệm, tận dụng giác quan, vận động sẽ giúp trẻ khám phá ngôn ngữ.

Đặc biệt, công nghệ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Nói cách khác, trẻ phải được tiếp cận trong môi trường sinh ngữ - "tắm" trong tiếng Anh.

“Điều quan trọng phải để tình yêu ngôn ngữ của con đến từ bên trọng và duy trì đam mê. Con bị ép học quá sẽ có phản ứng ngược chiều", giảng viên Hương Quỳnh nói.

Bà Quỳnh nêu ví dụ khi trẻ bị ép học sẽ có hai giai đoạn. Lúc đầu, trình độ của con có thể lên rất nhanh và nói rất tốt ở những năm đầu tiểu học. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra tâm lý và môi trường quan trọng hơn nhiều so với việc khởi đầu như thế nào. Trẻ phải học tiếng Anh và dùng ngôn ngữ này để khám phá cuộc sống, việc tiếp cận mới bền bỉ.

Nhiều học giả cho rằng học sinh tiếp cận ngôn ngữ cần từ bên trong nội tại của học sinh. Khi đặt trong không gian nghe, có mục tiêu giao tiếp cụ thể, trẻ sẽ phát triển tự vựng, giao tiếp.

Trong nhà trường, học sinh nhỏ tuổi, khả năng tập chung chú ý không cao, giáo viên cần chia nhỏ thời gian hoạt động sao cho phù hợp.

Với gia đình, bà Trần Hương Quỳnh nêu 6 khuyến nghị trong việc dạy học tiếng Anh ở tiểu học. Theo đó, thầy cô phải vận dụng các hoạt động vui chơi và tương tác, tạo nhiều loại hình hoạt động để học sinh tham gia. Giáo viên hiệu chỉnh các hoạt động theo thuyết đa trí tuệ, hướng đến cá thể hóa học tập.

Người đứng lớp sẽ thiết kế các hoạt động học tập có ý nghĩa, gần gũi và gắn liền cuộc sống, khám phá thế giới, cuộc sống và văn hóa là hình thức hiệu quả. Đồng thời, giáo viên vận dụng các phương pháo kỹ thuật dạy học linh hoạt giúp học sinh thành công.
Cần phương pháp cho công nghệ trong dạy tiếng Anh

PGS Nguyễn Quốc Hùng (Nguyễn Quốc Hùng MA - người có gần 30 năm dạy tiếng Anh trên truyền hình), nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, cho hay một phương pháp phổ biến khi dạy cho trẻ là học tiếng Anh qua bài hát. Điều quan trọng trẻ học được từ gì, mẫu câu gì qua bài hát chứ không phải hát sao cho đúng hoàn toàn.

PGS Quốc Hùng lý giải các bước học tiếng Anh là nghe lượt đầu sao cho thẩm thấu, giải thích cho trẻ bài hát nói về gì, huấn luyện cho trẻ phát âm sao cho đúng, dạy hát từng câu và biểu diễn.

Hiện tại, các phương tiện công nghệ hỗ trợ cho học tiếng Anh, tuy nhiên phải có phương pháp dạy.

“Thế kỷ 21 tổng hợp các phương pháp dạy tiếng Anh chứ không phân chia từng kỹ thuật dạy”, PGS Nguyễn Quốc Hùng thông tin.

Để đáp ứng điều này, giáo viên cần có những kỹ thuật dạy học, tuy nhiên hiện tại phần lớn giáo viên lại thuộc nhiều lý thuyết.

“Cần đẩy mạnh tiếng Anh trên nền tảng cấu tạo của tiếng Anh chứ không phải đẩy mạnh bằng ứng dụng tiếng Việt vào tiếng Anh”, thầy Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.

>> Theo: QQ (Zing News)

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2019

Thí sinh cần chú ý thời gian làm hồ sơ đăng kí dự thi THPT Quốc gia năm 2019 để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng để tránh sai sót.

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian đăng kí dự thi THPT Quốc gia năm 2019
Thí sinh lưu ý các mốc thời gian đăng kí dự thi THPT Quốc gia năm 2019


Theo dự thảo quy chế Tuyển sinh năm 2019 của Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 về cơ bản giữ ổn định như năm 2018. Theo đó, thời gian thí sinh đăng kí dự thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ không thay đổi so với năm trước.

thi sinh luu y cac moc thoi gian dang ki du thi thpt quoc gia nam 2019
Thí sinh chú ý thời gian đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2019.
Cụ thể, thời gian thí sinh đăng kí dự thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 4/2019, từ ngày 1/4 đến ngày 20/4 với mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đối với thí sinh đang là học sinh lớp 12, các em có thể mua và nộp hồ sơ đăng kí dự thi tại trường THPT thí sinh đang theo học.

Thí sinh tự do mua hồ sơ tại các nhà sách lớn trên cả nước hoặc phòng GD&ĐT của quận/huyện. Thí sinh tự do đăng kí tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định, tại địa phương hoặc nơi đăng kí thuận tiện nhất cho thí sinh.

Thí sinh lưu ý, khi làm thủ tục đăng kí dự thi cần phải có chứng minh nhân dân. Trường hợp không có chứng minh nhân dân, phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 kí tự để quản lí.


>> Theo: VTC News

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Hà Nội: Học sinh căng mình học ôn, lấy đà trước kỳ thi vào lớp 10

Hồi hộp, lo lắng là tâm trạng chung của học sinh lớp 9 chuẩn bị tham dự kỳ thi vào lớp 10 cam go không kém kỳ thi đại học.

Theo kế hoạch tuyển sinh năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả trường THPT công lập với 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư.


Theo đó, bài thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3/2019, được chọn ngẫu nhiên một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý.

Với phương thức thi mới, học sinh không chỉ tập trung ôn luyện 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, mà cần chú trọng đều tất cả các môn. Phương thức này sẽ giúp cải thiện tình trạng học lệch, học tủ ở nhiều học sinh hiện nay.

Song việc tăng số lượng môn thi cũng đồng nghĩa với việc học sinh phải học nhiều hơn, không tránh khỏi những lo lắng, căng thẳng.
ha noi: hoc sinh hoc cang minh, lay da truoc ky thi vao 10 hinh 1
Học sinh Hà Nội đang khẩn trương học, ôn để chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10 năm học 2018-2019. 


Em Nguyễn Chi, học sinh lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: “Môn thứ 4 được thi theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức bao phủ diện rộng, nên ngay trong các bài giảng của thầy cô, em đã phải tập trung lắng nghe và ghi chép”.

Chi cho biết, từ sau Tết đến nay, hầu như Chi không có ngày nghỉ. Ngoài giờ học trên lớp, mỗi buổi tối đều đi học thêm gia sư hoặc ôn luyện tại trung tâm. Định hướng đăng ký NV1 vào trường THPT Yên Hòa, nữ sinh khá lo lắng vì điểm đầu vào hàng năm của trường này thuộc Top trên của thành phố. Do đó, từ thời điểm sau Tết, Chi tập trung cao độ cho việc ôn thi vào lớp 10.

Năm nay, điểm cộng cho học sinh có chứng chỉ nghề hay điểm cộng học bạ đối với học sinh có học lực giỏi, khá cũng không được áp dụng trong kỳ thi vào lớp 10. Vì thế, đây không còn là “phao cứu sinh” cho các thí sinh. Do đó, bài thi sẽ là yếu tố quyết định việc đỗ, trượt nên nhiều học sinh đang phải “chạy đua” ôn tập trước kỳ thi.

Nếu như những năm trước, môn thi bắt buộc chỉ có Toán và Ngữ văn thì năm nay, Ngoại ngữ là 1 trong 3 môn thi bắt buộc vào kỳ tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội. Là học sinh có sức học Ngoại ngữ chỉ ở mức trung bình, em Nguyễn Thị Phương Anh (lớp 9A1, trường THCS Hữu Bằng – Thạch Thất – Hà Nội) cho biết: “Việc thi thêm môn Ngoại ngữ vào lớp 10 khiến em rất lo lắng. Những bài tập trên lớp quá nhiều khiến em không thể theo kịp. Hiện tại, ngoài các buổi học trên trường, em cũng học nhóm, làm bài tập cùng các bạn giỏi tiếng Anh, đồng thời làm những đề luyện cơ bản. Dù cố gắng nhưng các bài kiểm tra gần đây cũng chỉ được 4-5 điểm. Nguyện vọng 1 của em là trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất, Hà Nội), dù điểm đầu vào năm ngoái không quá cao nhưng với trình độ Ngoại ngữ hiện tại thì em vẫn phải ôn luyện rất nhiều mới hy vọng đỗ”.

Áp lực không chỉ đến với những học sinh trung bình, khá mà học sinh giỏi cũng căng thẳng không kém. Nhiều học sinh tại thủ đô có nguyện vọng vào các trường chuyên như: Chuyên Ngoại Ngữ, Chuyên Đại học Sư Phạm, Chuyên Hà Nội – Amsterdam ngay thời điểm này đã phải vừa học, ôn tập vừa tham gia thi thử. Hiện, nhiều trường chuyên cũng đang tổ chức các đợt thi thử. Chẳng hạn, trường THPT chuyên Ngoại Ngữ cũng tổ chức tới 4 đợt thi thử trong năm nay nhằm giúp học sinh làm quen, tập dượt, thử sức trước khi chính thức bước vào kỳ thi. Mỗi đợt thi thử tại các trường Chuyên thường thu hút rất đông học sinh tham dự không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà cả học sinh ở nhiều địa phương khác.

Trường thay đổi cách dạy và học

Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thay đổi phương thức thi vào lớp 10 và có đề thi tham khảo, nhiều trường THCS thông tin, việc thay đổi này cũng sẽ đặt ra yêu cầu thay đổi cả phương pháp dạy và học để giúp giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Bà Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, hiện cả thầy và trò nhà trường đều tập trung cao độ cho công tác dạy và học, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp tới.

“Ngay từ khi có thông tin về những thay đổi trong kỳ thi năm tới, nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng. Hiện tại chương trình học vẫn được triển khai đúng theo tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình dạy, các giáo viên sẽ kết hợp linh hoạt với việc ôn tập lại những kiến thức đã học. Vì chưa công bố môn thi thứ 4, nên hiện nay học sinh và giáo viên phải chú trọng học đều tất các môn. Giáo viên dạy các môn có khả năng trở thành môn thi thứ 4 cũng đã chuẩn kỹ lưỡng để ngay khi Sở GD-ĐT công bố sẽ tiến hành ôn nước rút”.

Bà Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, với việc thay đổi cách thi, kế hoạch dạy - học cũng phải thay đổi theo hình thức thi mới cho phù hợp. “Những năm trước không có thi môn thứ 4 và hình thức thi chủ yếu là tự luận. Năm nay, vừa thêm môn thi, hình thức thi hoàn toàn là trắc nghiệm nên cần thay đổi cho phù hợp, nhưng vẫn phải bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng và 4 cấp độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao” - cô Hiền nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cô Hiền cho rằng, giáo viên không thể nhồi nhét toàn bộ kiến thức cho HS, phải có phương pháp dạy chuẩn, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Còn HS cần nắm được bài, hiểu bài và nhớ được lâu các kiến thức trọng tâm, đồng thời có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào việc xử lý các câu hỏi.

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI), thời gian này, học sinh nên dành thời gian để hệ thống hóa các kiến thức đã học. Chẳng hạn, đối với môn Ngữ văn, học sinh có thể sắp xếp các đơn vị kiến thức theo từng chuyên đề (phần Văn, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn).

Thầy Hùng cho biết thêm: “Bên cạnh hệ thống hóa kiến thức, các em cũng cần tăng cường luyện tập các dạng bài thường xuyên xuất hiện trong đề thi của Tỉnh/Thành phố mình dự thi để rèn luyện kỹ năng làm bài. Trong khoảng thời gian còn lại, các em cũng nên tranh thủ luyện đề với các đề thi theo cấu trúc đề thi của Tỉnh/Thành phố hoặc trường mình sẽ thi”.

Ngoài việc chuẩn bị tốt về kiến thức thì tâm lý vững vàng cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua kỳ thi. “Các em nên đặt niềm tin vào bản thân và tự nhủ sẽ làm hết sức có thể, như vậy đã là thành công. Các sĩ tử cũng nên cố gắng biến sự quan tâm, kỳ vọng của mọi người thành động lực chứ không phải áp lực để mình thêm phần căng thẳng. Sự tự tin chỉ đến khi mình có sự chuẩn bị chu đáo. Vì thế, ôn luyện kỹ càng sẽ là tiền đề quan trọng nhất để có được tâm lý tự tin”./.

Theo báo VOV.VN

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN

Một trong những thách thức ngành giáo dục phải đối mặt trong năm học mới 2018-2019 là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học.


Cameron Shingleton


Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.


Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.
'HIỂU CHẾT LIỀN'

Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).


Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học.

Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.
SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.


Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.
CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.


Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.


>> Nguồn: Zing news

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội: Duy trì 2 phương thức

Tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội - Duy trì 2 phương thức
Năm học 2019-2020, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội tiếp tục duy trì cả 2 phương thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp.
Năm học 2019-2020, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội tiếp tục duy trì cả 2 phương thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp, với lịch tuyển sinh từ 1-18/7. Tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và các trường THCS chất lượng cao, tuyển sinh không theo tuyến sẽ thi tuyển kết hợp xét tuyển.

2 phương thức tuyển sinh


Sở GDĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GDĐT, các trường học trực thuộc Sở hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2019-2020. Theo đó, Hà Nội sẽ tuyển sinh học sinh vào lớp 1 và lớp 6 các trường công lập theo phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Phụ huynh vẫn có thể đăng ký theo một trong hai hình thức tuyển sinh là trực tuyến hoặc trực tiếp. Đây là phương thức đã được thực hiện ổn định từ nhiều năm nay. Trong đó, đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, cha mẹ học sinh có thể đối chiếu hồ sơ tuyển sinh tại trường đăng ký tuyển sinh từ khi nhận thông báo đăng ký tuyển sinh trực tuyến thành công đến hết 18/7.

Theo quy định, các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh hợp lý để huy động được số trẻ đến trường với tỉ lệ cao nhất, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các nhà trường trên địa bàn.

Đối với học sinh trái tuyến, văn bản của Sở GDĐT Hà Nội cũng nêu rõ hạn chế học sinh trái tuyến ở những trường có số lớp quá đông. Nếu sĩ số học sinh/lớp vượt so với quy định của Điều lệ trường học, phòng GDĐT phải có văn bản báo cáo UBND quận, huyện và báo cáo Sở GDĐT.

Công khai 5 tiêu chí tuyển sinh


Một trong những điểm mới của tuyển sinh vào lớp 6 ở Hà Nội năm nay là một số trường được tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Điểm tuyển sinh là tổng của điểm xét tuyển và điểm kiểm tra, đánh giá năng lực (tính hệ số 2).

Theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2019-2020, các trường ngoài công lập không phân tuyến tuyển sinh mà được tuyển sinh toàn thành phố. Căn cứ vào điều kiện thực tế, mỗi trường xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý và báo cáo UBND quận, huyện, thị xã.

Cụ thể, các quận, huyện, thị xã quy định bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành của Bộ GDĐT. Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. Thời gian làm bài tối đa là 60 phút/bài kiểm tra.

Sở GDĐT Hà Nội cho phép các trường lựa chọn thời gian kiểm tra, đánh giá năng lực hợp lý.

Sở yêu cầu các trường thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo rõ 5 tiêu chí về tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, phương thức tuyển sinh và trách nhiệm trong công tác tuyển sinh. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định của Sở GDĐT Hà Nội.

Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam tuyển 2 vòng


Hiện Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã có phương án tuyển sinh năm nay. Theo đó, thí sinh sẽ trải qua 2 vòng kết hợp xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực. Trong đó, vòng 1, nhà trường tổ chức xét tuyển những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ hợp lệ.

Vòng 2, nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đối với những học sinh đã qua xét tuyển vòng 1. Ở vòng 2, học sinh trải qua 3 bài kiểm tra, đánh giá năng lực các môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh với thời lượng mỗi môn 45 phút. Hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành của Bộ GDĐT, đảm bảo yêu cầu 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Bài kiểm tra, đánh giá năng lực tính theo thang điểm 10.

Điểm tuyển sinh của học sinh là tổng điểm của 3 bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Nhà trường sẽ lấy theo điểm tuyển sinh từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Sở GDĐT Hà Nội sẽ có văn bản riêng để hướng dẫn chi tiết.   

* Theo thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội về những quy định liên quan đến công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, mỗi học sinh tốt nghiệp THCS được đăng ký 2 nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập.

Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý: 2 nguyện vọng này phải nằm trong cùng một khu vực tuyển sinh. Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường THPT: Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.

Năm học 2019-2020 là năm đầu tiên TP Hà Nội áp dụng phương thức thi tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập thay cho phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển đã được thực hiện nhiều năm qua. Để dự tuyển vào lớp 10 công lập, mỗi học sinh phải làm 4 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; bài thi thứ 4 sẽ được công bố vào tháng 3/2019.  Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Theo dự kiến, hầu hết các đơn vị này đều tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ cấp THCS.  

>> Nguồn: Thu Hương ( Báo Đại đoàn kết)