Chìa khóa thanh lịch của một người nằm ở cách ửng xử với mọi
người xung quanh, đặc biệt với những người lần đầu gặp mặt. Phải làm thế nào để
giao tiếp cho cuộc trò chuyện thêm hay, thêm thú vị và đạt được hiệu quả một
cách cao nhất đang là băn khoăn của không ít “dân công sở”.
Để cuộc trò chuyên, thêm thú vị và đạt được hiệu quả bạn cần gây ấn tượng tốt với đối phương. |
Bài viết dưới đây xin chia sẻ với bạn 10 nguyên tắc “vàng”
trong ứng xử khi lần đầu gặp gỡ và nói chuyện.
1. Biết lắng nghe nhiều hơn nói
Dù bạn là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không cũng cần
phải biết lắng nghe đối phương của bạn. Bạn không nên dành nói quá nhiều mà cần
phải lắng nghe ý kiến của đối phương để biết họ nghĩ gì, muốn gì. Chỉ nói khi bạn
có một số chuyện quan trọng cần phải hỏi và luôn biết rằng vấn đề của đối
phương là gì, không phải bạn. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là người lịch sự,
tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia.
2. Chuyển sự chú ý đến đối phương
Không một ai không thích khen ngợi vì thế hãy bắt đầu câu
chuyện bằng cách nói với mọi người những gì họ đã làm rất tốt. Đối phương sẽ
đánh giá cao sự khen ngợi của bạn và biết bạn đang quan tâm chú ý đến những gì
họ làm, những gì họ nói. Và sau đó bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hữu ích hơn
thông qua những gì bạn làm với đối phương, họ chia sẻ với bạn nhiều hơn về sự
thành công của họ. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những câu chuyện đó.
3. Không cắt ngang câu chuyện
Khi đối phương đang nói chuyện một cách thoải mái và say
sưa, tuyệt đối không sử dụng những câu nói, từ ngữ làm gián đoạn câu chuyện.
Đôi khi, một số người có xu hướng “đánh cắp chủ đề của đối phương”. Chúng ta
không nên phạm vào điều này. Khi đối phương đưa ra một chủ đề nào đó, thì câu
chuyện đó sẽ nói về nhân vật của họ. Việc chúng ta nên làm là “phát triển chủ đề
đó”, tăng phạm vi và mở rộng khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn.
4. Đừng để bất cứ một cái gì làm phiền đến cuộc nói chuyện của
bạn
Đừng kiểm tra điện thoại, email, mạng xã hội, hay bất cứ thứ
gì là phiền đến cuộc nói chuyện của bạn với đối tác bởi vì bạn không thể lắng
nghe người khác nói khi bạn đang chú tâm vào một vấn đề khác. Điều này được coi
như là một sự thiếu tôn trọng đến người nói. Do đó, khi đang nói chuyện với đối
tác bạn nên có một sự tập trung và thể hiện sự nhiệt tình trong câu chuyên của
họ, nó giúp bạn gây được thiện cảm và làm cho đối tác nhớ tới bạn nhiều hơn.
5. Cho nhiều hơn nhận (Đừng lo lắng cho dù bạn không nhận được
gì)
Đừng bao giờ nghĩ đến việc bạn sẽ nhận được gì sau cuộc nói
chuyện. Hãy tập trung vào những gì bạn cho được đến đối phương. Mang đên choc
ho họ những hướng giải quyêt trong vấn đề của họ và từ đó tạo ra một mốt quan hệ
tốt giữa bạn và đối tác.
6. Đừng tự quan trọng hóa bản thân…
Khi nói chuyện với bất kì ai, bạn không nên tỏ ra quá am hiểu
mọi vấn đề hay hơn người. Sự chân thực là một nền tảng quan trọng của nghệ thuật
ứng xử. Mọi người luôn muốn bạn sẽ nói những gì bạn nghĩ và thực hiện những gì
bạn nói, chứ không phải thái độ giả tạo của bạn đối với họ.
7. … Bởi vì bạn sẽ nhận
được từ người khác những thứ quan trọng hơn
Bạn luôn biết bản thân mình muốn gì, mình thích gì và quan
điểm của mình ra sao. Nhưng tất cả những điều đó không quan trọng bởi vì nó vẫn
là cách nhìn nhận của bạn. Bạn không thể học được bất cứ điều gì từ bản thân
mình. Còn với mọi người xung quanh bạn, bạn không bao giờ biêt họ nghĩ gì, họ
quan tâm những gì, hay họ biết những gì mà bạn không biết nếu bạn không lắng
nghe họ. Tất cả những điều đó đã làm cho đối phương lúc nào cũng quan trọng hơn
bạn bởi vị bạn có thể học được nhiều thứ từ họ
8. Sử dụng ngôn từ phù hợp
Tùy cơ ứng biến, bạn sẽ lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn
đạt ý kiến trái ngược hoặc phê bình. Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận.
Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm giữa hai người.
9. Đừng bao giờ thảo luận về vấn đề thất bại của người khác…
Chắc chắn trong chúng ta ai cũng từng nghe câu “Cười người
hôm trước, hôm sau người cười”. Trong công việc, dĩ nhiên, bạn không tránh khỏi
những lần cãi vả do bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy góp ý nhẹ
nhàng, cởi mở cho họ. Đừng nói xấu hay chê bai họ với người khác, bởi biết đâu ở
một chỗ khác bạn đang được là trung tâm của câu truyện.
10. … Nhưng sẵn sàng
thừa nhận thất bại của riêng mình
Trong công việc, chúng ta chẳng thể chọn những công việc nhẹ
nhàng, để rồi vượt qua nó là điều hiển nhiên. Đôi lúc chúng ta sẽ phải đối mặt
với việc thất bại mặc dù chẳng biết nó từ đâu tới và kết thúc như thế nào. Vậy
hãy chia sẻ với mọi người xung quanh để nhận được những lời khuyên, những giải
pháp hữu ích. Đừng ngại nói ra, hay lo lắng về sự thất bại bởi không ai đi cười
trên nỗi đau của người khác cả. Họ là đồng nghiệp, gia đình của bạn luôn sẵn
sàng nghe và chia sẻ với bạn.
>> Nguồn: qts edu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét