This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Thi vào lớp 10 năm 2019: Cẩm nang 3 bước giúp thí sinh chinh phục môn tiếng Anh

Thầy Nguyễn Danh Chiến, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) đã đưa ra 3 bước cơ bản giúp thí sinh chinh phục môn tiếng Anh thi vào lớp 10 năm 2019.
 
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kì thi vào lớp 10 THPT năm 2019 , các thí sinh sẽ phải làm 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4. Trong đó, bài thi thứ 4 được chọn ngẫu nhiên trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

 Thi vào lớp 10 năm 2019: Cẩm nang 3 bước giúp thí sinh chinh phục môn tiếng Anh
Thí sinh đã từng tham gia kì thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội. (Ảnh: Đình Tuệ).


Tiếng Anh là môn học quan trọng nên được nhà trường, gia đình và học sinh đầu tư rất nhiều. Đây cũng là môn thi chính trong kì thi vào lớp 10 của nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2019. Với đặc thù của môn tiếng Anh, học sinh cần nắm kiến thức của cả cấp THCS, rèn cả hình thức làm bài tự luận và trắc nghiệm. Đó là một trong những vấn đề khó khăn và áp lực với học sinh.

Đa số học sinh được học tiếng Anh từ tiểu học, nhưng không phải học sinh nào cũng học tốt và tự tin với môn học này. Phần lớn học sinh đều gặp khó khăn với môn học này, đặc biệt khi nó được đưa vào thành môn thi chính trong kì thi vào lớp 10.

Thầy giáo Nguyễn Danh Chiến, Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát (Quốc Oai, Hà Nội), giáo viên tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục Học mãi đã gợi ý cẩm nang 3 bước khi ôn thi vào lớp 10 môn tiếng Anh, các em học sinh có thể tham khảo.

Nắm chắc kiến thức trọng tâm


Đây là yêu cầu đầu tiên khi ôn tập môn tiếng Anh, học sinh cần nắm được nội dung trọng tâm cần học và ôn luyện. Theo kiến thức trọng tâm lớp 9 và cấu trúc đề thi môn tiếng Anh, học sinh cần nắm chắc 4 nhóm chuyên đề sau:

Ngữ pháp: Nắm vững các chủ đề gồm ngữ pháp quan trọng.

Từ vựng: Theo chủ để của chương trình, sách giáo khoa.

Phát âm: Nắm chắc kiến thức và quy tắc cơ bản.

Giao tiếp: Các tình huống giao tiếp thông thường.



Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ tiếng Anh


Trong đề thi tiếng Anh vào lớp 10 thường xuyên xuất hiện các câu hỏi về đọc hiểu, viết lại câu, viết đoạn văn. Để làm tốt phần đọc hiểu, thầy Chiến gợi mở học sinh tìm các bài đọc theo chủ đề, củng cố vốn từ vựng cũng như rèn cách đọc nhanh, đánh dấu từ khóa chính để trả lời câu hỏi.

Với phần viết câu, học sinh cần nắm chắc các chủ đề ngữ pháp cùng vốn từ vựng cơ bản để thực hiện các yêu cầu viết lại câu, chuyển dạng câu, dựng câu. Riêng phần viết đoạn văn ngắn thì tùy theo tỉnh, thành mới có dạng bài này. Nếu bắt gặp dạng bài này, học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề bài và tận dụng từ ngữ của đề bài để làm bài, nên gạch dàn ý trước khi viết để đảm bảo bài viết được đầy đủ, trọn vẹn.


 Thi vào lớp 10 năm 2019: Cẩm nang 3 bước giúp thí sinh chinh phục môn tiếng Anh
Thầy Nguyễn Danh Chiến, Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát, giáo viên tiếng Anh Hệ thống Giáo dục Học mãi. Ảnh: NVCC.



Phương pháp ôn tập tiếng Anh hiệu quả


Để học tốt tiếng Anh, học sinh cần có phương pháp học đúng đắn và bám sát các nội dung, kỹ năng đã nêu ở trên. Tiếng Anh là môn học đặc thù nên việc chăm chỉ là yếu tố đầu tiên cần có. Học sinh cần học và luyện tập tiếng Anh mỗi ngày để vừa là ghi nhớ vừa là trau dồi vốn từ.

Đồng thời, các em cần học từng chủ đề theo trình tự, ghi chép đầy đủ để đọc lại hàng ngày; sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả như giấy nhớ, giấy dán từ mới, từ điển, máy tính/điện thoại để tra cứu hoặc đọc báo, xem phim nghe nhạc bằng tiếng Anh.

Ngoài việc học ở nhà, ở trường ra, học sinh có thể học cùng bạn, nhóm bạn để chia sẻ, luyện tập hàng tuần, tạo được môi trường luyện tập tốt cho một mục tiêu chung là chinh phục kì thi vào lớp 10 cũng như sử dụng lưu loát tiếng Anh sau này.

Bên cạnh những phương pháp học hàng ngày, học sinh cũng cần có lộ trình, kế hoạch học phù hợp trong thời gian còn lại. Từ nay đến đầu học kì 2 nên hoàn tất việc trang bị kiến thức cơ bản để quay lại ôn luyện theo chuyên đề, chủ đề kiến thức kết hợp với luyện đề.

Sau đó, học sinh cần tăng cường luyện tập với các đề thi thử, tăng dần độ khó và tiệm cận với đề thi chuẩn, tự bấm giờ để thử sức, đánh giá đúng năng lực, ghi chép lại các lỗi sai, các điểm yếu để có kế hoạch bổ sung sớm.

Nếu học sinh học tập có mục đích cụ thể, phương pháp, lộ trình rõ ràng thì chắc chắn sẽ nắm vững kiến thức, cũng cố được kĩ năng và đạt điểm cao trong kì thi quan trọng trước mắt.


Đình Tuệ

Theo Đời sống & Pháp lý

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Vì sao cần đặt mục tiêu học tiếng Anh?

 Đặt mục tiêu học tiếng Anh có cần thiết và cần như thế nào? Hãy đọc bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao cần đặt mục tiêu khi học tiếng Anh?
Mục tiêu học tiếng Anh

Tại sao chúng ta cần Mục tiêu?

Bạn đã chán nghe nhắc đến Mục tiêu chưa? Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc nào chúng ta cũng nghe thầy cô hô hào “Mục tiêu của chúng ta là vượt qua kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của chúng ta là vào được đại học”; quay sang đứa bạn chưa kịp than phiền thì lại nghe nó nói “Mục tiêu của tớ là đứng đầu kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của mình là thủ khoa trường đại học A”… Lớn lên lại nghe “Mục tiêu của mình là tìm được công việc lương cao”, “Mục tiêu của tớ là kí được hợp đồng với công ty B”, “Mục tiêu năm nay của em là lấy được chồng cao ráo đẹp trai kiếm tiền giỏi nấu ăn ngon biết chăm lo cho gia đình!” 

Vậy vì sao nhà nhà, người người lại nô nức đặt Mục tiêu?


Đơn giản là bởi:

Mục tiêu giúp chúng ta xác định rõ: Mình muốn đạt được điều gì.
Mục tiêu giúp chúng ta tập trung vào những thứ quan trọng.
Như vậy, xác định mục tiêu rõ ràng trong việc học tiếng Anh cũng có vẻ cần thiết.

Vì sao chúng ta cần mục tiêu học tiếng Anh?

Có một mục tiêu rõ ràng khi học tiếng Anh chính là chiến lược then chốt cho sự thành công của rất nhiều người. Một trong những trở ngại lớn nhất khi học tiếng Anh là không có một mục tiêu rõ ràng. Hãy chú ý này, bạn có thể nghe nhiều người nói thế này: “ồ, biết tiếng Anh thật là có lợi”, rồi “tôi muốn có bạn trai là người Mỹ nên phải học tiếng Anh thôi”, hay là “ôi, lúc nào tôi cũng muốn học tiếng Anh thật tử tế.” Nhưng chúng chỉ là những lí do khiến bạn muốn học tiếng Anh chứ không phải là mục tiêu.

Nếu không có một mục tiêu chúng ta sẽ khó mà tuân thủ những kế hoạch đã đặt ra để đi đến thành công. Tưởng tượng xem, nếu không có mục tiêu, sẽ chẳng có các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ… vì họ biết đá bóng, ném bóng vào đâu? Khi leo núi, nếu không biết đỉnh núi ở đâu, độ cao bao nhiêu thì sẽ rất dễ bỏ cuộc bởi vô vàn khó khăn và mệt mỏi gặp phải trên đường.

Mục tiêu học tiếng Anh chính là động lực thúc đẩy chúng ta chuyển hoá những gì học được, những gì đã thực hành thành kiến thức. Nhiều người học tiếng Anh rất chăm chỉ làm bài tập và thực hành nhưng lại không tiến bộ nhiều. Đó là bởi họ thiếu những yếu tố đến từ sự cam kết. Sự cam kết này có được vì họ đã xác định rõ mục tiêu của mình. 

Thêm vào đó, những mục tiêu học tiếng Anh phải tương đồng/hỗ trợ cho những giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi. Nếu không thì những mục tiêu này không hiệu quả bởi bạn đang vạch ra những điều mà thực sự bạn không muốn làm. Ví dụ bạn đặt mục tiêu học tiếng Anh để tuyển vào làm ở ngân hàng quốc tế nhưng thực sự điều bạn muốn không phải là làm ngân hàng mà bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới, nếu vậy rất khó để bạn toàn tâm toàn ý học tất cả những từ vựng, kiến thức về tài chính ngân hàng.

Một yếu tố quan trọng khác là các mục tiêu phải đo đếm được. Nếu chỉ đặt mục tiêu chung chung: “Tôi muốn giỏi tiếng Anh” thì không đủ. Bạn cần xác định rõ ràng bạn muốn đạt được cấp độ nào. Ví dụ “Tôi muốn học tiếng Anh để xin việc ở công ty A” hay “Tôi muốn học tiếng Anh để đi định cư ở Mỹ và khi nói mọi người đều nghĩ tôi đã sinh ra và lớn lên ở Mỹ.”

Có những mục tiêu cụ thể như thế chúng ta sẽ biết được phải đi theo hướng nào, ước lượng được sẽ phải đi trong bao lâu. Cũng giống như việc tìm đường, nếu bạn chỉ biết được khu vực cần tìm mà không biết cụ thể tên đường, hay số nhà thì cơ hội bạn tìm được đến đó là bao nhiêu? Đừng mất thời gian đợi chờ may rủi, hãy vạch ra cụ thể đích đến của bạn.

Xác định mục tiêu học tiếng Anh như thế nào?

Bước đầu tiên cần xác định lý do tại sao bạn lại học tiếng Anh. Hãy dành thời gian tự hỏi:

Tại sao mình lại muốn học tiếng Anh?
Nếu thành thạo tiếng Anh mình sẽ làm gì?
Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm thấy mục tiêu tối thượng và cũng chính là lý do bạn đổ thời gian, công sức và cả tiền bạc vào việc học.

Bất kể lí do hiện tại của bạn là gì: bạn muốn định cư ở Mỹ, bạn muốn vào làm ở một công ty đa quốc gia C, bạn muốn xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Anh, bạn muốn kiếm chồng Tây, bạn muốn đi du lịch vòng quanh thế giới… Không có lí do nào là mộng mơ hay vớ vẩn cả nên bạn cứ thành thật với chính mình.

Bước tiếp theo  bạn cần chia mục tiêu tối thượng thành những mục tiêu cụ thể – chính là những thành phần làm nên mục tiêu lớn.

Thứ nhất, tập trung gạch đầu dòng ra những thứ quan trọng nhất bạn muốn đạt được đối với việc học tiếng Anh. Ví dụ, khi mục tiêu lớn của bạn là: tôi muốn giao tiếp tiếng Anh với đối tác công nghệ thông tin, bạn sẽ cần:

Học từ vựng về máy tính, phần cứng, phần mềm
Học các thuật ngữ về công nghệ thông tin
Học cách mô tả những vấn đề xảy ra với máy tính, các chương trình, ứng dụng…
Học cách mô tả hoạt động của máy tính, các chương trình, ứng dụng…
Học cách thuyết trình trong lĩnh vực công nghệ thông tin


Làm sao đặt ra những mục tiêu học tiếng Anh hiệu quả?

Giờ bạn đã xác định được mục tiêu lớn và những thành phần cụ thể của nó. Bây giờ chúng ta cần xem xét những thành phần này, nhặt ra 1-2 mục cần tập trung đầu tiên và coi đó là những mục tiêu ngắn hạn. 

Những mục tiêu ngắn hạn cần phải cụ thể, thời gian thực hiện ngắn và độ khó vừa phải. Để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể tham khảo những típ sau:

Viết những mục tiêu của bạn ra giấy.
Đặt ra deadline cho các mục tiêu này. Thời hạn lý tưởng là không dưới 1 tuần và không hơn 3 tháng.
Đặt mục tiêu chi tiết về nội dung cần làm sẽ tốt hơn mục tiêu thời gian chung chung. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu học tiếng Anh 30’/ngày thì hãy đặt mục tiêu là học được 500 từ vựng về phần cứng máy tính trong 1 tuần.
Hãy luôn thách thức bản thân nhưng cũng không nên ép mình quá. Đặt những mục tiêu quá khó sẽ khiến chúng ta mất thời gian lo lắng căng thẳng hoặc chúng ta có thể suy sụp nếu không đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sử dụng những từ ngữ lạc quan để ghi lại mục tiêu của mình. Ví dụ: “Từ 1/6/18-15/6/18 mình sẽ nhớ được 500 từ vựng về công nghệ thông tin.”


Hãy lấy giấy bút ra và vạch mục tiêu ngay thôi!

Đây là lúc để bắt đầu vạch mục tiêu. Trước tiên hãy nghĩ về mục tiêu tối thượng, viết vài gạch đầu dòng cho các thành phần của mục tiêu lớn, từ đó xác định các mục tiêu ngắn hạn.

Ví dụ:

Mục tiêu tối thượng là: Tôi muốn học tiếng Anh để có thể du lịch vòng quanh nước Mỹ và nói tiếng Anh hàng ngày với người bản ngữ.

Mục tiêu cụ thể đầu tiên sẽ là: Học từ vựng và cấu trúc cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.

Mục tiêu ngắn hạn: Từ giờ cho đến hết tuần này, cần học các từ vựng về tuổi tác, hỏi thăm sức khoẻ, nói về sở thích, cách yêu cầu và xin phép. Từ giờ đến cuối tháng sẽ có thể giới thiệu về bản thân, hỏi thăm sức khoẻ, tuổi tác.. một cách lưu loát.

Theo dõi các mục tiêu

Mục tiêu không phải là chỉ đặt ra một lần rồi quên luôn. Để mục tiêu thật sự hiệu quả, chúng ta sẽ cần theo dõi tiến độ thường xuyên để đặt ra những mục tiêu ngắn hạn mới hoặc điều chỉnh mục tiêu lớn.

Việc theo dõi tiến độ giúp chúng ta có thêm động lực, biết được mình đang đứng ở đâu trên con đường, còn bao xa để tới đích, tránh bước ra khỏi con đường tới mục tiêu lớn.

Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu để tránh đi chệch hướng.
Việc theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng sợ việc phải thay đổi mục tiêu nếu nhận ra mục tiêu đó không còn phù hợp với ý muốn của bạn. Rất có thể bạn theo đuổi mục tiêu lớn đầu tiên là lấy chồng Mỹ nhưng sau khi có một vốn tiếng Anh nhất định, sau khi tìm hiểu về văn hoá Mỹ điều bạn muốn không phải là lấy chồng nữa mà muốn thành một người phụ nữ độc lập để đi vòng quanh nước Mỹ. Khi đó bạn sẽ cần điều chỉnh lại mục tiêu lớn cho phù hợp. 



Cuối cùng, mình xin nhắc lại, không có mục tiêu đúng và mục tiêu sai. Điều cốt yếu là bạn tin vào những mục tiêu đã đề ra và cố gắng để đạt được chúng.


>> Nguồn: ejoy-english

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Làm thế nào để chữa được bệnh ngại nói Tiếng Anh?

Vấn đề nhức nhối của rất nhiều người học tiếng anh giao tiếp hiện nay là căn bệnh ngại nói, ngại giao tiếp bằng tiếng anh. Những nguyên nhân hàng đầu để giải thích cho việc dù sở hữu điểm số tiếng anh cao chót vót nhưng lại luôn tránh nói loại ngôn ngữ này của người Việt là: thuộc ngữ pháp mà quên kĩ năng nói, không định hình được phương pháp phù hợp, thiếu tự tin, lười…

Làm thế nào để chữa được bệnh ngại nói Tiếng Anh?

Cố tình “tránh” nói tiếng Anh

Thói quen này được hình thành từ hồi học phổ thông, các bài học và bài kiểm tra chủ yếu chú trọng vào phần ngữ pháp, việc học phần nghe trong một bài học trong sách giáo khoa chỉ mang tính chất “đối phó”. Lâu dần đã tao thành một tâm lí “sợ” nói tiếng anh, lúc nào cũng chỉ muốn tránh né nó như né kẻ thù vậy.

Không định hình được phương pháp học phù hợp

Các phương pháp giảng dạy tiếng anh hiện nay ở Việt Nam đang đi ngược lại với cả Thế Giới. Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở, vì ở nước ngoài, người ta truyền đạt cho các học sinh tiểu học bắt đầu học từ nghe nói, cách phát âm, rồi cuối cùng mới dạy đến ngữ pháp. Còn ở Việt Nam, khi mà mọi đứa trẻ con chưa kịp gọi “Mẹ” thì người ta đã nhồi nhét vào đầu chúng cách đi đứng rồi. Việc học tiếng Anh bắt đầu từ ngữ pháp đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Ngữ pháp khô khan khiến cho tiếng Anh trở thành một môn học vô cùng nhàm chán. Chưa hết, dù cho ngữ pháp của bạn có giỏi đến mấy, nhưng khi phát âm ra không một ai hiểu, thì cũng chả khác gì một thuyết trình gia đại tài nhưng bị câm vậy.


Thiếu tự tin

Chúng ta thường xuyên học tiếng Anh với người Việt, cách phát âm và ngữ pháp có nhiều sai sót, không được chuẩn khi nói giống người bản xứ. Bên cạnh đó, người Việt là người Á Đông lại hay xấu hổ, sợ mình mắc lỗi trong lúc nói và sẽ bị người khác chê cười. Quan trọng hơn là việc học tiếng Anh ở hầu hết các trường Việt Nam đều chỉ là đối phó, học để lấy điểm. Học sinh Việt Nam nếu nói sai sẽ bị cho điểm thấp và đó là đều không trò nào muốn, từ đó hình thành tâm lý thà đừng nói còn hơn.

Vậy đâu là giải pháp cho tất cả các vấn đề trên?

Tạo môi trường học tiếng anh chuyên nghiệp

Quan trong nhất trong việc học tiếng anh giao tiếp vẫn là tạo được môi trường học tiếng anh chuyên nghiệp và càng giống với người bản xứ càng tốt. Để tạo được một môi trường tốt thì các bạn nên chăm chỉ nghe nhạc Âu Mỹ, xem phim Mỹ, nghe lời và hát lại hoặc tắt phụ đề và tập nghe sau đó mới bật lên để hiểu nghĩa…Học tiếng anh qua phim ảnh và âm nhạc giúp tạo hứng khởi hơn, giọng điệu của nhân vật trong phim và ca sĩ cũng chuẩn hơn giọng các giáo viên VN hay sử dụng.

Quẳng nỗi lo sợ nói sai

Trước khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc giao tiếp trước đám đông, các bạn nên luyện nói với một số người bạn than thiết để có thể chỉnh sửa lỗi phát âm cho nhau. Mọi thanh công đều được xây dựng từ những lần sai lầm trước đó nên các bạn đừng ngại nhé, cứ làm tới cùng thôi.


Kiểm tra trình độ của mình hàng tuần

Mỗi cuối tuần các bạn nên nhờ những người thầy hoặc người bạn giỏi tiếng anh giao tiếp để kiểm tra trình độ. Hoặc các bạn cũng có thể đăng kí học thử ở các trung tâm tiếng anh và nhờ test hộ mình.
>> Nguồn: Internet

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

CÁCH NÓI GIỜ TRONG TIẾNG ANH


Có lẽ đối với bất kỳ ai khi học Tiếng Anh thì thường bài học đầu tiền thường là những câu nói thông dụng nhất trong cuộc sống như:  "What is your name? " , "What are you doing?" hay "What time is it?"… 

CÁCH NÓI GIỜ TRONG TIẾNG ANH


Và để trả lời cho câu hỏi "What time is it?" (mấy giờ rồi?) thì các bạn sẽ có nhiều cách để trả lời. Thông thường thì cách nói giờ cũng khá đơn giản, ai cũng cảm thấy như rất quen thuộc. Tuy nhiên, đôi khi khi chúng ta trả lời câu hỏi về giờ giấc vẫn bị sai, hay gặp ở trường hợp nói giờ hơn và kém. Vậy làm thế nào để giải quyết vướng mắt đó,bài viết này  sẽ giúp bạn cách nói giờ một cách dễ dàng.

Trước khi học cách trả lời giờ bằng Tiếng Anh về thời gian, các bạn tham khảo thêm một sô mẫu câu hỏi ở dưới đây nhé:
What’s the time?–> Bây giờ là mấy giờ?
What time is it? –>Bây giờ là mấy giờ?
Could you tell me the time, please?–> Bạn có thể xem giúp tôi mấy giờ rồi được không?
Do you happen to have the time? –>Bạn có biết mấy giờ rồi không?
Do you know what time it is? –>Bạn có biết mấy giờ rồi không?

Kèm một số mẫu câu đứng trước, khi trả lời về thời gian:
it’s … bây giờ …
exactly … chính xác là … giờ
about ... khoảng … giờ
almost … gần … giờ
just gone … hơn … giờ


Và cách nói:
My watch is … đồng hồ của tôi bị
fast  nhanh
slow chậm

That clock’s a little ... đồng hồ đó hơi …
fast nhanh
slow chậm

1. Cách nói giờ hơn (số phút <30)

Để nói giờ hơn, trong tiếng Anh dùng từ "past". Công thức của nó như sau:

Số phút + past + Số giờ
Ví dụ :
7h25 => twenty five past seven
10h10 => ten past ten
3h15 => a quarter past three (15 phút = a quarter )

2. Cách nói giờ kém ( số phút >30)

Đối với giờ kém chúng ta dùng từ “to“. Công thức của nó như sau:

Số phút + to + Số giờ
Ví dụ:
8h40 => twenty to nine
1h55 => five to two
11h45 => a quarter to twelve
Chú ý:  Đối với cách nói giờ kém, các bạn cần xác định rằng:
số phút (tiếng Anh) = 60 – số phút (tiếng Việt)
số giờ (tiếng Anh) = số giờ (tiếng Việt) + 1

3. Cách nói chung cho cả giờ hơn và giờ kém

Số giờ + Số phút
Ví dụ:
1h58 => one fifty-eight
3h45 => three forty-five
Hy vọng với bài chia sẻ này, sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi về giờ bằng Tiếng Anh.
>> Nguồn: ST

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Bộ Đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019: Giảm áp lực học nhiều

Nhận định sơ bộ về bộ đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố sáng ngày 6/12, nhiều ý kiến cho rằng, 90% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, không có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10 và tập trung chủ yếu cho mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Bộ Đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019: Giảm áp lực học nhiều


Được biết, ngày 4/12, Bộ GD&ĐT đã công bố thông tin chính thức về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ôn tập của thí sinh, vào sáng ngày 6/12, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tất cả các môn thi THPT quốc gia năm 2019.

Theo các giáo viên của Hệ thống Giáo dục Hocmai, nhìn chung, đề thi đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12.

Số câu hỏi lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85 -90%) như văn bản và hướng dẫn mà Bộ GD&ĐT vừa công bố cũng như lộ trình triển khai kỳ thi THPT quốc gia đã thông tin. Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỉ lệ rất nhỏ (không quá 10%/1 môn) và gần như chỉ rơi vào chương trình lớp 11, không có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10). Riêng môn Ngữ văn, ngữ liệu nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12; môn Toán có xuất hiện câu hỏi có liên quan đến kiến thức lớp 10 (câu 49).

Về độ khó của đề thi, nếu so với đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, độ khó của đề thi tham khảo được giảm đi tương đối rõ rệt và tập trung nhiều vào mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Số câu hỏi dễ và câu hỏi lí thuyết (nhận biết và thông hiểu) tăng lên, số câu vận dụng cao giảm đi chỉ còn (chiếm khoảng 10%) và đồng thời có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2018.

Có thể nhận thấy, sự điều chỉnh này tương đối hợp lí nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kỳ thi, giải quyết các vấn đề tồn đọng của kỳ thi các năm trước (năm 2017 đề thi được phản ánh là quá dễ dẫn đến tình trạng mưa điểm 10 còn đề thi năm 2018 lại quá khó đến mức nhiều chuyên gia cũng gặp khó khăn để giải).

Ngoài ra, việc điều chỉnh về độ khó và cấu trúc đề thi như vậy cũng tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế mới.Với đề thi này, thí sinh học ở mức Trung bình -Khá không khó để có thể đạt 6 - 7 điểm/1 môn thi.

Bên cạnh đó, cần phải nói thêm rằng đây mới chỉ là đề thi mang tính chất tham khảo để học sinh hình dung được sơ bộ về hình thức của 1 đề thi thật và có thêm thông tin để phục vụ việc ôn tập.

Học sinh cần bám sát quy chế thi THPT quốc gia, tập trung ôn tập để nắm chắc các phần kiến thức lớp 12, đồng thời rà soát lại các phần kiến thức lớp 11 và một số phần có liên quan ở lớp 10 để gia tăng cơ hội tối đa điểm số, đặc biệt với các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao để xử lí được thì thí sinh cần có sự tổng hợp, móc nối các kiến thức từ lớp dưới.

>> Nguồn: Phạm Thảo (Báo Lao động Thủ đô)

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Những điều lầm tưởng về ôn thi môn văn vào lớp 10

Cô Nguyễn Thu Trang – GV Ngữ văn trường Phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) đã có nhiều chia sẻ bổ ích về quá trình ôn luyện vào lớp 10 môn văn hiện đang ở giai đoạn căng thẳng. Nữ giáo viên chỉ ra một số lầm tưởng của học sinh trong quá trình ôn thi, đồng thời đưa ra lộ trình ôn tập khoa học cho sĩ tử đối với môn học này.

Những điều lầm tưởng về ôn thi môn văn vào lớp 10
Học sinh khi ôn thi môn văn vào lớp 10 cần tránh những điều dưới đây

Lầm tưởng viết văn là “chém gió”


Chia sẻ về quá trình dạy học và ôn luyện môn Ngữ văn cho học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội, cô Nguyễn Thu Trang cho biết, nhiều bạn có chút hiểu lầm khi ôn tập như nghĩ viết Văn là “chém gió”, viết càng dài thì càng trúng, học văn là học thuộc tham khảo hay học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”… 

Cũng theo nữ giáo viên, có ba khó khăn vướng mắc lớn trong suốt quá trình ôn tập là kiến thức, kỹ năng và tâm lý. Phần kiến thức, nhiều học sinh chưa thể hệ thống và nắm kỹ ba nội dung: Tác phẩm văn học, biện pháp tu từ và kiến thức xã hội vận dụng. Về kỹ năng, có trở ngại cơ bản trong quá trình ôn tập gồm viết đoạn văn (nghị luận văn học, nghị luận xã hội) và một số kỹ năng nhỏ khác như diễn đạt, dùng tư, phân tích đề bài, trình bày bài, phân tích thơ, học thuộc thơ.

“Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng, trong quá tình ôn tập nhiều em thường phân bố thời gian chưa hợp lý, cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hoặc tâm lý bất cần phó mặc. Điều chỉnh tốt yếu tố này, việc ôn tập sẽ thuận lợi hơn” – cô Trang nói.


Gợi ý lộ trình ôn tập


Nhiều năm kinh nghiệm trong luyện thi môn văn vào lớp 10 cho học sinh Hà Nội, cô Thu Trang đưa ra mốc thời gian ôn tập theo cô là phù hợp. Theo đó, trong tháng 12 này, học sinh học tác phẩm, kết hợp ôn luyện. Từ tháng 1 – 3/2019, học sinh luyện đề kết hợp với ôn tập theo chuyên đề/chủ đề. Từ tháng 4 – 6/2019 các em tập trung luyện đề và ôn tập nước rút.

Để việc ôn luyện hiệu quả nhất, cô Thu Trang cũng đưa ra ba kỹ năng cơ bản cần tập trung gồm trình bày bài, trả lời câu hỏi và viết đoạn văn (nghị luận văn học và nghị luận xã hội).

Về trình bày, cô Trang lưu ý, học sinh cần viết chữ rõ ràng, trình bày khoa học, đánh số thứ tự câu trả lời rõ trong bài thi. Các em không được gạch đầu dòng, trả lời bằng chuỗi câu văn, không dùng bút xóa, nếu sai có thể gạch đi viết lại; không nên tẩy xóa bẩn. Khi chép thơ hay trích câu văn, tên tác phẩm, dùng dấu ngoặc kép. Nếu viết xong muốn bổ sung, ghi xuống bên dưới, ghi rõ bổ sung câu nào, phần nào.

Về kỹ năng trả lời câu hỏi, theo cô Trang, học sinh cần đọc kĩ đề bài, đề bài hỏi bao nhiêu vấn đề, HS trả lời đúng trọng tâm, tránh bỏ sót ý, lấy câu hỏi làm câu trả lời. Khi trả lời cần tách các câu trả lời mạch lạc, không nên viết chi chít các ý vào nhau.

Về kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học, nữ giáo viên lưu ý,  trước hết các em cần xác định rõ kiểu đoạn văn: Diễn dịch; Quy nạp; Tổng-Phân-Hợp, sau đó lập dàn ý ra nháp trước khi viết, xác định câu chủ đề của đoạn (Khai thác tối đa đề bài), từ đó triển khai ý.

Việc phân tích câu hỏi nên đi từ nghệ thuật đến nội dung, có tổng hợp khái quát; lưu ý đặc trưng thể loại thơ, truyện ngắn. Có thể đánh dấu số câu, chú thích rõ ràng bên dưới đoạn văn. Dù đề bài nêu cảm nhận, suy nghĩ hay phân tích, khi làm bài vẫn bắt đầu từ kĩ năng phân tích.

Việc diễn đạt cần mạch lạc, liên kết ý; không nên văn hoa sáo rỗng, dùng văn nói khi viết. Cách dùng từ “đắc địa” là phải có từ ngữ phù hợp sắc thái nghĩa, tránh dùng từ mơ hồ khó hiểu.

Cuối cùng, đối với phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, cô Trang lưu ý: Lập dàn ý ra nháp trước khi viết. Xác định câu chủ đề của đoạn (Khai thác tối đa đề bài), từ đó triển khai ý. Giải thích khái niệm trong đề bài: lòng tự trọng, bạo lực học đường, đạo lí Uống nước nhớ nguồn… Các bước nghị luận: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Liên hệ thực tế ra sao?. Dẫn chứng, liên hệ thực tế thể hiện vốn hiểu biết xã hội. Diễn đạt: mạch lạc, liên kết ý; không nên văn hoa sáo rỗng, dùng văn nói khi viết.

“Các em cũng đừng quên sử dụng sơ đồ tư duy (mind map) trong quá ôn tập để hệ thống hóa kiến thức và dễ nhớ hơn” – cô Thu Trang nói.

>> Nguồn:  Nhật Lam